Pressing là gì? Chiến thuật đang xâm chiếm thế giới bóng đá

  • 21:56 - 18/09/2023

Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, thuật ngữ pressing xuất hiện ngày càng nhiều và dần “xâm chiếm” thế giới bóng đá trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cùng Xôi Lạc TV tìm hiểu xem pressing là gì? chiến thuật pressing là gì? pressing tầm cao là gì?… cùng với cách sử dụng nó ra sao.

Định nghĩa chính xác Pressing là gì?

pressing-la-gi
Pressing là gì?

Pressing là một từ tiếng Anh, và trong bóng đá, nó có nghĩa gần nhất là “tạo áp lực”. Lối đá Pressing yêu cầu các cầu thủ di chuyển và áp sát đối thủ liên tục để cướp bóng.

Mục tiêu chính của Pressing không chỉ lấy lại quyền kiểm soát bóng mà còn tạo áp lực đủ mạnh để khiến cầu thủ đối phương phạm sai lầm, khó có thể phối hợp một cách chính xác với đồng đội, dẫn đến mất bóng.

Lối đá Pressing là gì có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Một số ưu điểm của nó bao gồm khả năng chủ động kiểm soát trận đấu, mang lại nhiều cơ hội tấn công và ghi bàn. Bên cạnh đó pressing còn giúp đội bóng phòng ngự ổn định hơn, tránh được nguy cơ vỡ đội hình.

Tuy nhiên, Pressing cũng có nhược điểm, đặc biệt là việc phải tạo áp lực liên tục và cường độ cao có thể khiến cầu thủ suy giảm thể lực một cách nhanh chóng. Trong trường hợp thể lực giảm sút quá nhanh, đội bóng có thể gặp khó khăn trong việc ngăn chặn những đợt phản công từ đối phương.

Các chiến thuật pressing phổ biến

cac-chien-thuat-pressing-pho-bien
Các chiến thuật pressing phổ biến

Lối đá Pressing thường được chia thành ba loại chính:

1. Pressing tầm thấp

Pressing tầm thấp là chiến thuật Pressing mà đội bóng tạo áp lực mạnh tại phần sân nhà của mình, thường ở khu vực gần vòng cấm địa 16m50 để cướp bóng. Sau khi cướp bóng, đội bóng sẽ tổ chức phản công nhanh.

Loại Pressing này thường phù hợp với các đội bóng ưa thích chiến thuật phòng thủ phản công. Pressing tầm thấp đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho khung thành đội nhà, nhưng đòi hỏi có những cầu thủ tấn công nhanh và có tốc độ để ghi bàn.

2. Pressing tầm trung

Pressing tầm trung đặt mục tiêu tạo áp lực và kiểm soát khu vực giữa sân, không để đối thủ có cơ hội tổ chức tấn công ngay từ vòng tròn giữa sân. Điều này giúp đội bóng không chỉ phòng ngự tốt mà còn duy trì khả năng tổ chức tấn công.

Chiến thuật Pressing tầm trung giúp giảm nguy cơ bị phản công so với Pressing tầm cao. Cầu thủ tiền vệ thường được giao nhiệm vụ triển khai Pressing tầm trung, và cầu thủ ở hàng tiền đạo cũng có thể hỗ trợ trong việc này.

3. Pressing tầm cao

Pressing tầm cao là loại Pressing mà đội bóng tạo áp lực tối đa trên phần sân của đối phương. Các cầu thủ tấn công dồn hết sang phần sân đối phương và trung vệ thường đẩy lên để tham gia vào việc tấn công và thu hồi bóng.

Điều này đòi hỏi đội bóng liên tục áp sát và giành quyền kiểm soát bóng cũng như tổ chức tấn công liên tục. Pressing tầm cao hiệu quả khi kiểm soát bóng và tạo điều kiện để đối phương phải co cụm phòng thủ.

Cách triển khai chiến thuật pressing

cach-trien-khai-chien-thuat-pressing-la-gi
Cách triển khai chiến thuật pressing

Áp dụng chiến thuật Pressing là gì một cách thông minh có thể giúp đội bóng kiểm soát trận đấu và giành lợi thế. Dưới đây, Xoi Lac TV sẽ trình bày những cách để thiết lập lối đá Pressing hiệu quả để đối phó với đối thủ.

  • Định hướng cầu thủ

Trong lối đá Pressing, việc định hướng cầu thủ là vô cùng quan trọng. Chiến thuật “một kèm một” là một trong những cách tiếp cận phổ biến. Trong tình huống này, cầu thủ áp sát đối phương buộc họ phải tạo ra đường chuyền nếu bị áp sát quyết liệt.

Điều này tạo ra áp lực lên đối phương và khiến họ mất bóng nhanh chóng. Đặc biệt, khi các đồng đội của đối thủ đã bị phong tỏa một cách kỹ lưỡng, việc mất bóng chỉ còn là vấn đề thời gian.

  • Định hướng thời gian

Trong trường hợp nhận thấy cầu thủ không có quá nhiều thời gian để suy tính “đường đi nước bước” tiếp theo. Đội triển khai pressing sẽ có tới 3-4 lao vào tranh cướp bóng. Một cầu thủ sẽ chặn đường chuyền, một cầu thủ sẽ “áp sát” người giữ bóng, và các cầu thủ còn lại phải đảm bảo phong tỏa hoàn toàn không gian kín kẽ. Điều này đòi hỏi sự ăn ý, phối hợp và thời gian hoàn hảo giữa các thành viên trong đội.

  • Định hướng khoảng cách

Một cách thiết lập quan trọng khác khi chơi pressing là định hướng khoảng cách, trong đó các cầu thủ được bố trí xen kẽ giữa các đối thủ. Cầu thủ cầm bóng hoàn toàn có thời gian để chuyền bóng mà không bị áp sát. Tuy nhiên, đường chuyền này sẽ bị bắt bài, hoặc người nhận bóng sau đó sẽ bị bao vây bởi ít nhất 2 cầu thủ. Điều này tạo ra áp lực và cản trở cho đối phương, làm giảm khả năng họ duy trì sự kiểm soát.

  • Định hướng bóng trong Pressing

Trong lối đá Pressing, các cầu thủ ở gần khu vực bị mất bóng cùng lao vào giành lại quyền kiểm soát bóng. Đây có thể coi là cách giành bóng nhanh nhất, nhưng cũng sẽ phá vỡ kết cấu đội hình. Cách làm này tỏ ra không còn hợp với môi trường bóng đá hiện đại, vốn rất tính toán và chuyên nghiệp. Đội hình cần được duy trì một cách thông minh để đảm bảo khả năng phòng thủ và tấn công cùng tồn tại.

Chiến thuật Pressing: Làm thế nào để thành công?

chien-thuat-pressing-la-gi
Chiến thuật Pressing: Làm thế nào để thành công?

Lối chơi Pressing đẹp mắt, hiệu quả cao và gần như hoàn hảo khi triển khai đồng bộ, nhịp nhàng. Tuy nhiên, sự thật thì Pressing không hề dễ triển khai nếu chất lượng và thể lực của cầu thủ không đảm bảo.

Để có thể áp dụng được lối chơi Pressing là gì đòi hỏi đội bóng phải có những cầu thủ có thể lực tốt, chăm di chuyển, cũng như khả năng phối hợp nhuần nhuyễn, kỹ thuật cá nhân tốt và kiểm soát bóng xuất sắc.

Nếu không có những điều kiện trên, lối đá Pressing có thể bị phản tác dụng và đối phương có thể tận dụng cơ hội phản công nguy hiểm.

Nhìn vào trường hợp của Liverpool sẽ rõ, trong những năm đầu tiên dưới bàn tay của Jurgen Klopp. Sau khi giúp Lữ đoàn đỏ đạt đến đỉnh cao vinh quang ở mùa giải 2018/19 và 2019/20 với lối đá Gegenpressing tràn đầy năng lượng, The Kop đã sa sút “không phanh” trong hai mùa giải gần nhất khi thể lực cầu thủ suy giảm.    

Do đó, một đội hình trẻ với những cầu thủ dồi dào thể lực sẽ phát huy chiến thuật Pressing hiệu quả nhất.

Ưu điểm của Pressing

Như đã nói, ưu điểm của lối đá này là liên tục tạo áp lực cho đối phương và mang lại thời gian kiểm soát bóng, từ đó điều chỉnh nhịp độ và tạo ra cơ hội tấn công.

Hơn nữa, những đội bóng chủ động pressing để cầm bóng sẽ vẫn là những người chủ động hơn trên sân, tránh tạo ra những sự xáo trộn trong kết cấu đội hình. Nếu so sánh, họ sẽ là đội vá lỗ hổng nhanh hơn đối phương. Nếu thi triển pressing là gì một cách thực sự hiệu quả, đội bóng gần như không có điểm yếu.

Ngoài ra, lối chơi Pressing cũng mang lại phong cách chơi bóng tấn công đẹp mắt. Đơn cử như trong chiến tích vô địch Ngoại hạng Anh và Champions League, thầy trò Jurgen Klopp được giới mộ điệu đưa đến “tận mây xanh”.

Nhược điểm

Là một lối chơi mới với nhiều ưu điểm nhưng pressing vẫn tồn tại những nhược điểm nếu áp dụng không đúng. Pressing là lối chơi áp sát nên việc khối đội hình dâng cao là điều tất yếu. Trong trường hợp để mất bóng, đội nhà sẽ rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Thể lực của cầu thủ là yếu tố then chốt quyết định một đội bóng có thể chơi Pressing được hay không. Nếu thể lực của cầu thủ không đủ, cả đội có thể phải trả giá vì khi đã hết thể lực thì rất dễ bị mất bóng, khó tham gia phòng ngự dẫn tới rất khó ngăn chặn đối phương phản công và ghi bàn.

Ngoài ra, khả năng phối hợp giữa các cầu thủ trên sân cũng là chìa khóa để có thể chơi Pressing hiệu quả. Nếu như các cầu thủ không hiểu ý nhau, thi đấu rời rạc thì những pha phối hợp dễ bị đối phương bắt bài, mất bóng nguy hiểm, tạo điều kiện để đối phương phản công.

Trên tất cả, lối đá Pressing đòi hỏi sự ăn ý, nhịp độ và thực hiện đúng bài bản. Điều quan trọng là định hướng cầu thủ và khoảng cách sao cho phù hợp với tình huống cụ thể. Bằng cách áp dụng những chiến thuật này một cách thông minh, đội bóng có thể tạo ra áp lực lên đối thủ và kiểm soát trận đấu.

Sự ra đời của Pressing trong bóng đá

goman-trai-la-nguoi-khai-sinh-ra-nen-tang-ly-thuyet-pressing
Goman (trái) là người khai sinh ra nền tảng lý thuyết pressing ở môn khúc côn cầu

Thomas Patrick Goman, HLV trong môn khúc côn cầu chính là người khai sinh ra nền tảng lý thuyết pressing là gì vào năm 1934. Goman cho rằng việc co lại phòng ngự là một chiến thuật rất bị động và không hiệu quả. Thay vào đó, ông đã đề xuất một chiến thuật mà ngay lập tức đội của ông tấn công để cướp bóng từ đối thủ. 

Ban đầu, ý tưởng này không được chấp nhận bởi giới mộ điệu cũng như chuyên gia. Trong thế giới khúc côn cầu, mọi người đều quen với việc khi mất bóng, đội phải chuyển sang phòng ngự và trở về sân nhà.

Không ai nghĩ rằng tấn công “tự sát” có thể thành công. Thậm chí, trong quá trình tập luyện, Goman đã phải đối mặt với sự phản đối của cầu thủ khi yêu cầu họ phải liên tục áp sát đối thủ ngay cả khi họ không nắm giữ bóng.

Các tiền đạo trong đội cũng không hài lòng khi phải đuổi theo các cầu thủ phòng ngự của đối phương và thể hiện điều đó bằng cách phẫn nộ. Học trò của Goman đã phàn nàn nhiều lần trong quá trình tập luyện. Lúc đó, mọi người đều cho rằng các cầu thủ khéo léo và nhanh nhẹn sẽ không thể làm hậu vệ, và nhiệm vụ của họ chỉ là ghi bàn cho đội.

Tuy nhiên, cuối cùng, sự thành công của Goman đã khôi phục lại uy tín của ông khi đội hockey Blackhawks Chicago trở thành nhà vô địch trong giải đấu côn cầu quốc gia.

Sau những thời gian khó khăn, chiến thuật của Goman đã được chứng minh là hoàn hảo. Khi đối thủ có bóng, Goman đã yêu cầu một cầu thủ áp sát để tạo áp lực và một cầu thủ khác chặn đường chuyền. Kết quả là đối thủ đã bị “quay mòng mòng” và đánh bại.

  • Pressing bắt đầu được áp dụng trong bóng đá

Mặc dù đã thành công trong khúc côn cầu, việc áp dụng pressing là gì vào bóng đá đã khiến nhiều người nghi ngờ vào tính khả thi của nó. Lý do rất đơn giản, bóng đá có số lượng cầu thủ nhiều hơn gấp đôi so với khúc côn cầu và diện tích sân cũng rộng lớn hơn nhiều.

Ngoài ra, cầu thủ bóng đá còn có nhiều phương án chơi bóng hơn khi đối mặt với sự áp sát của đối thủ. Các cầu thủ có thể chuyền bóng lên cao, tạo khoảng trống hay thậm chí vượt qua đối thủ bằng kĩ thuật cá nhân.

Một khác biệt quan trọng nhất giữa hai môn thể thao này là thể lực của cầu thủ. Trong khúc côn cầu, Goman có thể xoay đội hình và thay cầu thủ để đảm bảo rằng họ luôn duy trì trạng thái thể lực tốt. Nhưng trong bóng đá, huấn luyện viên không có đặc quyền đó. Họ phải đối mặt với thực tế rằng cầu thủ phải thi đấu trong suốt trận đấu mà không được nghỉ ngơi quá nhiều.

hlv-rinus-michel-trinh-lang-loi-choi-pressing
HLV Rinus Michel trình làng lối chơi pressing cho đội tuyển Hà Lan

Tuy nhiên, vào năm 1974, tại World Cup, khi Rinus Michel đưa pressing vào lối đá tấn công tổng lực, mọi thứ đã thay đổi. Đội tuyển Hà Lan của ông đã khiến cho giới chuyên môn phải trầm trồ khi họ áp dụng chiến thuật “pressing” tổng lực không cho đối thủ thời gian để thở. Họ tạo ra sức ép rất lớn ngay trên phần sân của đối phương.

Kể từ đó, chiến thuật “pressing” trở thành từ khóa được nhắc đến khi nói về bóng đá hiện đại. Đó là thứ bóng đá “thần kỳ” mà HLV Michel đã xây dựng cho đội tuyển Hà Lan. Sau World Cup tại Tây Đức vài năm, Michel đã viết trong cuốn hồi ký của mình rằng ông muốn mọi người gọi nó là pressing-football thay vì bóng đá tổng lực.

Như vậy, từ sự ra đời táo bạo của Thomas Patrick Goman trong khúc côn cầu, đến sự xâm nhập vào bóng đá của chiến thuật pressing, điều này chứng tỏ sự sáng tạo và đổi mới luôn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thể thao. Pressing chính là một phần quan trọng ở hiện tại và tương lai của môn thể thao vua.

Bình Luận

8XBET C1

8XBET C2